You are here:   Hoạt động
  |  Đăng nhập
Thứ Tư, 20/03/2019

Tài liệu tập huấn kĩ thuật canh tác hữu cơ

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN

 

buổi tập huấn KỸ THUẬT CANH TÁC NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ BỀN VỮNG tại trường Đại Học Quốc Tế, ĐHQG TP.HCM, một hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động “Phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững tại Việt Nam” của trung tâm. Buổi tập huấn được tổ chức nhằm hỗ trợ các đối tượng muốn được tìm hiểu thêm về các kiến thức xây dựng trang trại hữu cơ năng suất cao và bền vững, cũng như giải đáp các thắc mắc và tư vấn giải quyết khó khan cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất hữu cơ ở khu vực miền Nam Việt Nam. Buổi tập huấn đã diễn ra với sự có mặt của gần 40 đại biểu bao gồm cán bộ nông nghiệp, doanh nghiệp, nông dân các trang trại và các thầy cô thuộc trường Đại Học Quốc Tế .

Trong buổi tập huấn, tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường Phía Nam, đã trình bày về tầm quan trọng của việc xây dựng một nền nông nghiệp dựa vào các biện pháp sinh học tự nhiên, tận dụng các mối quan hệ trong hệ sinh thái, và duy trì sức sống cho đất. Các biện pháp cần thiết để tiến hành thực hiện canh tác hữu cơ năng suất cao và bền vững cũng được tiến sĩ Nghĩa giới thiệu cho các học viên tham dự chương trình.

Tiếp theo chương trình, giáo sư Nguyễn Thơ – Phó chủ tịch Hội Bảo vệ Thực vật Việt Nam, đã trình bày về các phương pháp Canh tác và quản lý dịch hại theo hướng hữu cơ sinh học, thay đổi tập quán lạm dụng hóa học trong nông nghiệp bằng cách khống chế dịch bệnh sâu hại một cách tự nhiên và bền vững nhất.

Cũng trong buổi tập huấn, tiến sĩ Dương Văn Quả - Chuyên ngành Vi sinh ứng dụng, Đại học Tokyo, Nhật Bản – đã chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức của bản thân về ứng dụng Vi Sinh trong sản xuất Nông Nghiệp Hữu cơ. Tiến sĩ Quả nhấn mạnh tầm quan trọng của các loài vi sinh vật trong sản xuất và đời sống, cũng như những tiềm năng ứng dụng của chúng vào trong nông nghiệp hữu cơ bền vững. Chương trình cũng dành ra thời gian cho các học viên tham dự thảo luận và nhờ các diễn giả giải đáp thắc mắc về các vấn đề khó khăn liên quan đến quá trình canh tác hữu cơ trong thực tế.

Chương trình tập huấn còn nhiều vấn đề cần được thảo luận thêm và nhiều câu hỏi chưa được giải đáp vì thời gian có hạn. Trung tâm RCE sẽ cập nhật thông tin các chương trình tập huấn tiếp theo với mong muốn trang bị kiến thức về nông nghiệp hữu cơ bền vững đến cho người dùng có quan tâm.

 


 

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN

Chuyên đề 1:

CANH  TÁC VÀ QUẢN LÝ DỊCH HẠI THEO HƯỚNG HỮU CƠ SINH HỌC, KHÔNG LẠM DỤNG HÓA HỌC TRONG NÔNG NGHIỆP ( Giáo sư  Nguyễn Thơ)

   

 Lời mở đầu.

  Sản xuất hữu cơ đang là xu thế của nông nghiệp bền vững. Sản xuất hữu cơ làm ra sản phẩm hữu cơ, do trong quá quá trình sản xuất không dung phân bón, thuốc BVTV hóa học. Trong bài viết này chúng tôi đề cập đến sản xuất theo hướng hữu cơ sinh học. Có nghỉa là trong quá trình canh tác vẩn có thể dùng phân hóa học ở mức độ nhất định, nhưng trong quy trình canh tác phải sử dụng hữu cơ là chính (Organic Based,), Mục đích của biện pháp này nhằm cải tạo đất và sản xuất ra sản phẩm sạch. Việc thâm canh chỉ dựa vào hóa học, thậm chí còn lạm dụng hóa học đang diển ra rất nghiêm trọng, làm cho nông sản không sạch, đất đai bị rửa trôi, nghèo kiệt, môi trường bị bẩn nhiểm. Hiện nay nhiều địa phương đang có các mô hình sản xuất theo hướng hữu cớinh học rất thành công, cây tròng cho năng suất rất cao, chất lượng tốt, đang được người sản xuất rất hoan nghên.

    

I.      Hiện trạng cây trồng, đất đai và quản lý dịch hại.

    Sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu dựa vào thâm canh. Hiện trạng canh tác đang quá lạm dụng phân bón và thuốc BVTV  hóa học. Hiện tượng biến đổi khí hậu ngày một tăng, thời tiết diễn biến cực đoan cộng với phá rừng, lủ lụt hạn hán ở Miền trung rất phức tạp, dòng chảy ở đồng bằng SCL kém, nước mặn xâm nhập ngày càng sâu. Từ tình hình đó, tình trạng cây trồng và quản lý dịch hại đang có những đặc điểm như sau:

-        Đất đai ngày càng nghèo hữu cơ, nhiễm phèn mặn, pH thấp, giảm độ phì.  Đất giảm đa dạng sinh học, nghèo VSV có ích và VSV đối kháng. Đất tích lũy nhiều nguồn bệnh và tuyến trùng gây hại. Từ đó, điều kiện sinh thái trong đất không thuận lợi cho cây trồng phát triển, nhưng rất có lợi cho sâu bệnh hại phát triển. Hay nói cách khác  “Sức khỏe của đất và sức khỏe cây trồng ngày càng suy giãm”.

-        Diễn biến sâu bệnh rất phức tạp: Các sâu hại chích hút tăng lên trong mùa khô; Bệnh đạo ôn trên lúa xuất hiện quanh năm; Các dịch bệnh do những ký sinh là virus và giống như virus phát triễn nghiêm trọng; Dịch bệnh trên cây trồng có nguồn từ trong đất ngày càng tăng.

-        Mức độ sử dụng phân và thuốc BVTV hóa học, kể cả thuốc trừ cỏ ngày càng tăng. nhưng dịch hại ngày càng nhiều gây hại cho cây hồ tiêu, cây ăn quả, cây cà phê, gần như không có thuốc trị.

  Bên cạnh việc canh tác phụ thuộc vào hóa học, đang xuất hiện nhiều mô hình canh tác hoàn toàn hữu cơ và theo phương hướng hữu cơ (sử dụng hữu cơ là chính).

   Việc canh tác hoàn toàn phụ thuộc vào hữu cơ là rất khó, quy trình sản xuất rất nghiêm ngặt. Thị trường của sản phẩm nông nghiệp hữu cơ rất hạn hẹp, nên hiện nay không thật phổ biến. Nhưng canh tác theo hướng hữu cơ (bón phân hữu cơ là chính) rất đễ làm, và có ý nghĩa rất quan trọng nhiều mặt, nhất là cải tạo đất và quản lý dịch hại cây trồng có hiệu quả. Nhiều bệnh hại gây ra do các loại ký sinh có nguồn từ trong đất (Soil born pasthogen). Những loại bệnh này đang gây hại nghiêm trọng cho nhiều loại cây trồng. Như đã nói trên, việc trồng thâm canh và phòng trừ sâu bệnh hại chủ yếu bằng phân và thuốc hóa học, rất kém hiệu quả, vì làm hư hỏng đất, ô nhiễm môi trường, dịch hại ngày càng nghiêm trọng.

   Đó là vì sao, cần phải tính đến định hướng thâm canh và quản lý dịch hại có nguồn gốc từ trong đất bằng phương pháp khác, trong đó việc canh tác theo hướng hữu cơ cải tạo đất, làm cho đất khỏe, cây trồng khoe, hạn chế dịch hại là rất có triển vọng.  Sau đây, chúng ta trao đổi thêm một số đặc điểm về đất đai, canh tác và quản lý dịch hại trong điều kiện nhiệt đới ẩm của nước ta.

II.    Những bệnh hại có nguồn trong đất và hiệu quả phòng trừ.

Các loại ví sinh vật (VSV)  nấm, vi khuẩn, tuyến trùng gây bệnh cho cây trồng có nguồn từ trong đất là rất phổ biến. Chúng gây ra nhiều bệnh quan trọng trên nhiều cây trồng như hồ tiêu, cà phê, ca cao và cây ăn quả, rất khó phòng trị. Các loại cây trồng ngắn ngày như rau, đậu cũng bị bệnh rất nặng bởi các VSV có nguồn bệnh từ trong đất. Ngoài ra, cũng có nhiều loại VSV đất tạo độc tố (Mycotoxin) cho nông sản. Trong đó, nặng nhất có các độc tố vi nấm trên hạt lạc do nấm Aspergillus gây ra.            

 Đối với những loại bệnh nói trên, việc phun thuốc lên cây để trừ bệnh rất kém hiệu quả vì nguồn bệnh chủ yếu nằm trong đất. Việc đổ thuốc vào đất để trừ bệnh càng nguy hại, vì không biết ổ bệnh nằm ở đâu, phải đổ thuốc tràn lan, làm ô nhiễm môi trường đất. Hiện nay, các bệnh chết cây hồ tiêu, bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam quýt, bệnh xì mủ trên cây xoài, cây mít, bệnh trên cây cà phê tái sinh do nấm và tuyến trùng gây ra ngày phát sinh càng nặng. Trên cây ngắn ngày, bệnh héo rũ, héo xanh trên cây lạc cũng rất khó phòng trị bằng hóa học..

Ngoài việc lạm dụng thuốc BVTV hóa học như nói trên, việc lạm dụng phân bón hóa học, nhất là phân đạm đã gây ra nhiều khó khăn cho công việc quản lý dịch hại, và  tồn tại nhiều vấn đề nan giải như giảm độ phì đất, môi trường bị ô nhiễm. Hiệu quả sử dụng phân bón và thuốc hóa học ngày càng giảm. Xin tham khảo một vài dẫn chứng trên các nước sau đây:

*Ở Mỹ theo Rosset (1999)

 - Năm 1950, sử dụng 1 tấn phân bón cho thu được 45 tấn ngũ cốc với khoảng thiệt hại khoảng 7% sản lượng do sâu bệnh hại.

- Năm 1990, sử dụng 1 tấn phân bón chỉ đạt 15 tấn ngũ cốc với thiệt hại cao gấp 2 lần do sâu bệnh hại (14%)

- Năm 1950, lớp mặt đất canh tác trung bình dày 54 cm, năm 1990 là 18cm (bào mòn mất 2/3)

* Ở Úc, theo Hogarth và Allopp, (2000)

- Sản xuất mía ở Úc, hàng năm nền kinh tế bị thiệt hại 180 triệu (đôla Úc) do bệnh, 15 triệu do sâu, 15 triệu do giảm độ phì đất, 110 triệu do đất bị dí nén.

Như vậy, gây ô nhiễm môi trường đất của thuốc BVTV và phân bón hóa học trên diện rộng và lâu dài là việc xảy ra hàng ngày, hàng giờ của vùng sản xuất nông nghiệp. Chủ yếu là do con người lạm dụng phân đạm và thuốc BVTV hóa học, hoặc dùng không đúng cách, nhất là trên cây tiêu làm cho bệnh hại ngày càng nặng nề.

 Theo đó, để cải thiện tình hình, quản lý có hiệu quả dịch hại có nguồn trong đất, trước tiên, cần phải cải tạo môi trường đất, làm tăng độ phì của đất trên hai khía cạnh:

-        Cải tạo cơ lý và hóa tính đất, quan trọng nhất là làm giàu hữu cơ trong đất.

-        Làm giàu quần thể sinh vật sống trong đất, trong đó quan trọng nhất là quần thể vi sinh vật đất.

 Việc cải tạo môi trường đương nhiên không thể bằng phân và thuốc BVTV hóa học, mà phải bằng phân hữu cơ, làm giàu quần thể VSV có ích, trồng cây khỏe kháng bệnh tốt, mặc khác làm cho VSV đối kháng hoạt động mạnh quanh bộ rễ và gốc thân cây, khống chế có hiệu quả nguồn VSV gây bệnh trong đất. 

III.   Vai trò của hữu cơ trong cải tạo đất.

Vai trò của hữu cơ đối với độ phì của đất là rất rộng lớn và có tính quyết định, một số vấn đề chính có thể như sau:

-        Các hợp chất hữu cơ, chủ yếu là xác bả thực động vật và acide hữu cơ là những thành phần quan trọng tạo thành keo đất, cùng với khoán sét tạo thành cấu tượng (structure) của đất. Đất có cấu tượng mới háo khí, thoát úng, giữ ẳm và trực di nước xuống đất ở độ sâu hơn rất tốt cho đời sống của cây trồng.

-        Các dạng hữu cơ trong đất sẽ trỡ thành chất mang, hấp phụ dinh dưởng, duy trì độ phì của đất. Đất giàu hữu cơ sẽ hạn chế rửa trôi làm nghèo đất.

-        Các hợp chất hữu cơ cùng với cấu tượng đất là nơi cư trú và là thức ăn quan trọng của vi sinh vật và các sinh vật có ích khác, nhất là giun đất. Sự đa dạng sinh học trong đất nhờ có các hợp chất hữu cơ.

-        Đất có đầy đủ hữu cơ, độ phì tốt, rể cây sẽ phát triển tốt, lấy đủ dinh dưởng và cân đối, cây sẽ khỏe kháng bệnh, phát triễn tốt.

   Vì những lý do trên, các hợp chất hữu cơ được coi là chất cải tạo, làm giàu VSV đất. Hữu cơ là trung tâm đa dạng sinh học và là sức sống của đất.

IV.  Vai trò của vi sinh vật (VSV) và các dạng sinh vật trong cải tạo đất và nuôi cây trồng.

Cuộc sống của các loài sinh vật trong đất rừng tự nhiên chưa bị phá vỡ cân bằng sinh thái là rất phong phú đa dạng sinh học. Sau đây là một ví dụ, được phân tích từ rừng tự nhiên:

Từ tài liệu của Juan Jose Hernandez Segura (2011) cho thấy, khối lượng của các loài sinh vật sống và chết trên một ha đất với chiều sâu 20 cm có:

1)     Các loại động vật sống (không phải vi sinh vật) và rễ cây có 15.000 kg/ha

2)     Côn trùng (insectos): 1000 kg/ha

3)     Trùn đất (Lombriceos): 500 kg/ha

4)     Tuyến trùng (Nematodeos): 50 kg/ha

5)     Động vật giáp xác (crustaceos): 40 kg/ha

6)     Loài gặm nhấm và rắn (roedores y culebras): 20 kg

7)     Xác động vật chết: 4000 kg/ha

8)     Những vi sinh vật sống (microorganismos vivos) như:

+ Vi khuẩn (bacterias):        3000 kg/ha

+ Nấm (Hongos):                3000 kg/ha

+ Xạ khuẩn (Actinomicetos): 1500 kg/ha

+ Nguyên sinh động vật (Protozoos):  100 kg/ha

+Rong tảo (algas):  100 kg/ha

+Chất hữu cơ đã phân hủy (materiales organicos muertos): 150 kg/ha

Tổng cộng:  178.330 kg/ha (những số liệu trên đây chỉ mang tính tham khảo)

(www.youtube.com/watch?v=p-k_aU_AHj8, được tải lên bởi  Juan Jose Hernandez Segura, ngày 23/5/2011). 

Sở dĩ sự sống trong đất tự nhiên là rất phong phú và đa dạng vì trong đất có nhiều hợp chất hữu cơ. Chính sự sống và đa dạng sinh học trong đất đã bảo vệ và giúp cho cây rừng khỏe mạnh, kháng lại dịch hại có hiệu quả. Từ ví dụ nêu trên, trong đất rừng  có đến khối lượng sinh vật 178 tấn/ha. Lượng sinh vật đó luôn được sinh ra và chết đi. Mổi khi chết đi chúng để lại lượng phân bón hữu cơ sinh học có chất lượng rất cao không bao giờ cạn kiệt. Đó là một điều kiện rất tốt cho cây phát triển, đâu cần đến kílogram phân hóa học nào. Đây là bài học quý giá của tự nhiên với con người.

Trong sự đa dạng sinh học của đất, quan trọng nhất là sự phong phú của VSV, có tính quyết định cho sự sống của đất. Ta hãy phân tích vài khía cạnh hoạt động quan trọng của VSV đất.   

Arden B. Andersen (1992, 2000) VSV có vai trò rất quan trọng trong đời sống của đất. Quần thể VSV chính của đất có các loại: Vi nấm, vi khuẩn, virus, tảo và tuyến trùng.Trong đó phần lớn chúng là những VSV có ích (VSV tạo dinh dưỡng để nuôi cây), VSV trung tính (VSV không có lợi và cũng không có hại) và VSV đối kháng (VSV tiêu diệt những VSV gây bệnh cây trồng) . Trong đất chỉ có một số rất ít là VSV có hại, gây bệnh cho cây trồng, một số VSV khác, chúng tạo ra độc tố trong nông sản, gây bệnh cho người và gia súc. Nếu VSV có ích phát triển mạnh, chúng sẽ nuôi cây khỏe, làm tăng sức đề kháng sâu bệnh. Các VSV đối kháng sẽ khống chế nguồn VSV gây bệnh và VSV sinh ra độc tố  trong đất.

VSV có ích và đối kháng, thích sống trong đất tốt, có nhiều hữu cơ, đất có pH trung tính và háo khí. Đặc biệt, hợp chất hữu cơ là nguồn thức ăn quan trọng cho VSV có ích và đối kháng. Trong điều kiện đất tốt, VSV trung tính sẽ biến đổi thành VSV có ích và ngược lại. Mặc khác, kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, trên một hecta đất có đến hàng tấn VSV, đời sống của chúng rất ngắn, sinh sản và chết đi liên tục. Khi chết chúng để lại nguồn thức ăn hữu cơ cực kỳ lớn cho cây trồng, đấy là một kiểu sản xuất phân hữu cơ tại chỗ rất rẻ tiền.

Khi đất suy thoái, nghèo hữu cơ, thừa đạm hóa học (có lúc vì bón quá liều lượng trong nhiều ngày gây cho đất bị ngộ độc hóa học), dư lượng hóa chất độc hại, pH thấp, quần thể VSV có ích và đối kháng kém phát triển, VSV trung tính sẽ biến đổi thành VSV gây hại. Vì vậy, VSV gây bệnh sẽ phát triển tự do vì chúng không còn bị khống chế hữu hiệu của VSV có ích và đối kháng. Mặc khác, đất xấu làm cây kém phát triển, sức đề kháng kém. Đó là nguyên nhân làm cho dịch hại trên cây trồng ngày càng nặng, mặc dầu hiện nay không thiếu thuốc BVTV hóa học. 

  Theo kinh nghiệm cho thấy, khi chúng ta sử dụng nấm đối kháng Trichoderma đưa vào đất để trừ bệnh thì đồng thời phải bón đầy đủ phân hữu cơ (làm thức ăn cho nấm Trichoderma) thì chúng mới  hoạt động và khống chế VSV gây bệnh có hiệu quả. 

  Với những quan điểm như đã nói trên, các hợp chất hữu cơ có vai trò quan trọng cho đời sống của đất, nhất là nuôi VSV có ích đất. Tuy nhiên, để sức sống của đất được tốt, quần thể VSV phát triển phong phú, cây trồng khỏe mạnh, ngoài hữu cơ, cần phải có những tác động khác làm cho điều kiện sinh thái trong đất được cân bằng và phát triển lành mạnh. Những tác động tổng hợp đó được gọi là “IPM trong đất”.

 

Loài giun (earthworm) và độ phì của đất:

Đất có được bón phân hữu cơ từ nguồn phân bò, nguồn phế thải của cây trồng…có tác dụng chi phối điều khiển đến quần thể sinh vật trong đất nhất là loài giun (trùn) đất.  Có thể nói quần thể giun phát triễn được trong đất có mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ với việc nguồn phân hữu cơ và độ phì nhiêu của đất (Giun và cơ cấu đất, Russell, trang 83-98). Tác giả đã tính, trong đất không bón phân chuồng, chỉ có 32.000 cá thể giun/ha, nếu đất có bón phân chuồng đầy đủ thì lượng giun đạt tới 2.240.000 con/ha. Theo Lutz và Chandler, trong điều kiện bình thường số lượng giun dao động từ 617.000 đến 2.240.000 cá thể giun/ha đất. Theo số liệu của Russell giả sử mỗi con giun có trọng lượng bằng 0,5 g thì cho ta tương ứng khoảng 16kg và 1120kg  giun/ha. Mặc khác, đất có nhiều giun chắc chắn sẽ có nhiều VSV và đa dạng sinh học cao, rất tốt cho sức khỏe của cây trồng. Đất có nhiều giun, trong đất sẽ có nhiều phân giun. Vì thế, nông dân thường dễ nhận biết, đất có nhiều phân giun là đất tốt.

Hiện nay con người đã bắt chước từ đất rừng tự nhiên, canh tác trả hữu cơ lại lại cho tự nhiên để bảo tồn hữu cơ cht đất. Quan điểm hiện nay, không phải trực tiếp bốn phân cho cây, mả thực chất chúng ta bón phân cho cho đất làm cho đất tốt rồi đất sẽ nuôi cây trồng.

V.    Quan điểm canh tác và quản lý dịch hại cây trồng theo hướng hữu cơ sinh học (Organic Based).

Như trên chúng ta thấy vai trò của hữu cơ đối với đời sống của đất và cây trồng là rất quan trọng. Vấn đề là làm thế nào để mọi người có thói quen bảo tồn và đưa lại hữu cơ cho đất một cách hữu hiệu, hay còn gọi đó là nông nghiệp hữu cơ. Theo chúng tôi nông nghiệp hữu cơ có hai hướng: Một là sản xuất ra sản phẩm hữu cơ, có nghĩa là quá trình canh tác hoàn toàn không dùng phân bón và thuốc BVTV hóa học, chỉ dùng hữu cơ. Biện pháp này rất tốt nhưng khó làm, thị trường đang còn rất han chế. Thứ hai là sản xuất theo hướng hữu cơ và sinh học, nghỉa là quá trình canh tác và quản lý dịch hại vẫn có thể bón phân hóa học ở mức độ nhất định, nhưng sử dụng chủ yều là phân bón  hữu cơ và chế phẩm sinh học (Organic Based). Phương pháp canh tác theo hướng hữu cơ sinh học dể áp dụng, có thể đưa ngay ra diện rộng vì rất bức thiết cho sản xuất dể làm ra sản phẩm sạch, cải tạo và chống thoái hóa đất.

Trong bốn năm qua chúng tôi cùng nông dân xây dựng các mô hình canh tác theo hướng hữu cơ và sinh học: vùi rơm sau khi gặt trên ruộng lúa, trồng cây xen canh, phủ đất trong vườn cây lâu năm, bón phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học công nghệ cao cùng với phân hữu cơ truyền thống, phối hợp với các phân bón hóa học thân thiện với môi trường trên các loại cây ăn trái, cây gia vị, cây công nghiệp rất có hiệu quả. Chúng tôi gọi chương trình canh tác theo hướng hữu cơ sinh học là “Biện pháp IPM trong đất”, được nông dân rất hoan nghênh.

Những ý kiến thảo luận.

Mặc trái, sự tác hại của sử dụng phân bón và thuốc  BVTV hóa học ai cũng thấy, tuy nhiên vẩn còn tồn tại  quan điểm: Không có gì thay thế được phân bón và thuốc BVTV hóa học, canh tác hữu cơ năng suất cây trồng sẽ giảm và chất lượng kém. Ngày nay những quan điểm đó không còn đúng.  Những kết quả nghiên cứu và thực tế sản xuất trong và ngoài nước đã chứng minh, quản lý dịch hại không phải lúc nào cũng chỉ phụ thuộc vào thuốc hóa học, đó là chưa nói đến những trường hợp thuốc hóa học đã gây ra tái phát dịch, lợi bất cập hại. Nhiều mô hình sản xuất hữu cơ và theo hướng hữu cơ sinh học đã đạt được kết quả quản lý dịch hại và đạt được năng suất,chất lượng nông sản rất tốt, đồng thời có kết quả cải tạo đất rõ rệt, được nông dân đồng tình.

Đề nghị thay đổi quan điểm sản xuất thâm canh và quản lý dịch hại cây trồng theo hướng hữu cơ và sinh học. Nhà nước cần có chính sách ho định hướng này.

Trong tình hình biến đổi khí hậu ngày càng nặng, thời tiết diển biến cực đoan, tài nguyên đất đang nghèo kiêt, canh tác theo hướng hữu cơ sinh học là rất bức thiết cho nông nhiệp bền vững và sản xuất nông sản sạch.

Một số hình ảnh tại buổi tập huấn

 

[Trờ về]

Tin khác
Chiến dịch Sinh viên IU giải cứu thế giới (03/01)
Tập Huấn Kỹ Thuật canh tác Nông Nghiệp hữu cơ bền vững (29/11)
Thông báo tổ chức cuộc thi IU Green Product 2018 (18/09)
Tổng kết cuộc thi IU Green Product 2017 (06/02)
Tọa đàm: Kỹ năng ứng phó Cháy nổ và Thiên tai (29/01)
Chương trình chiếu phim về Môi trường - Movie Day on environmental perspective (12/01)
Hội thảo: An Intervention Study Using ‘Sustainability Module’ on Teachers’ ESD Knowledge, Attitude and Practices in Malaysia, Vietnam and Cambodia (04/01)
Buổi nói chuyện chuyên đề ”Phát triển Bền vững vùng Biển và Hải đảo Việt Nam” (04/01)
Tọa đàm bảo vệ động vật hoang dã (04/01)
2017 ProSPER.Net Young Researchers’ School: Water Security for Sustainable Development in a Changing Climate. (28/12)