You are here:   Dự án
  |  Đăng nhập
ĐỀ ÁN Erasmus+ 2018 –ICTEfS "Tập huấn Giáo viên về ứng dụng Công nghệ Thông tin theo hướng Giáo dục Phát triển Bền vững [ICTEfS]"
Đề án hướng đến việc xây dựng một chương trình nâng cao năng lực cho giảng viên và giáo viên phổ thông về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, qua đó giúp họ có khả năng áp dụng các phương pháp giảng dạy và phương pháp sư phạm mới theo định hướng giáo dục vì phát triển bền vững. 
Read more
Khảo sát sinh viên Đại Học Quốc Tế - Đề án ICTEfS

Biểu mẫu khảo sát sinh viênnăm 1 và năm 4 -  Đại Học Quốc Tế https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSd0WaGFof_WkIHmaP3itxTcRjvIJMhYGACzeIl7LLFuvhyaVg/viewform?usp=sf_link

Read more
Dự án: Phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Việt Nam.
Dự án được thực hiện nhằm thúc đẩy canh tác hữu cơ bền vững ở các tỉnh miền Nam Việt Nam bằng cách đề xuất các mô hình canh tác phù hợp cho nông nghiệp hữu cơ bền vững có thể áp dụng trong các điều kiện khác nhau ở ĐBSCL. Dự án được thực hiện thông qua nghiên cứu tình huống và đánh giá thực địa, tư vấn chuyên gia kết hợp với các nghiên cứu về kĩ thuật hỗ trợ nông dân canh tác trong các điều kiện không thuận lợi.
Read more
Dự án:An toàn thực phẩm tại Việt Nam:Khám phá tiềm năng cải tạo đất của thực vật thủy sinh và thực vật nổi trên mặt nước để hỗ trợ ngành nông nghiệp

An toàn thực phẩm đang trở thành một vấn đề đáng quan tâm của các quốc gia trong khu vực ASEAN. Đất nông nghiệp sử dụng cho trồng trọt lương thức đã có đóng góp đáng kể vào việc giải quyết vấn đề an ninh lương thực. Dự án được tiến hành nhằm cung cấp các giải pháp xử lí và cải tạo đất ở các khu vực nông nghiệp với chi phí thấp bằng cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên có thể thu hoạch từ vùng ao nuôi hiện có gần đó.

Read more
Phân loại rác tại nguồn tại trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc Gia TP.HCM
Rác thải ở Việt Nam đang là một hiện trạng đáng lo ngại. Sự phát triển kinh tế cùng với sự gia tăng dân số không ngừng đang khiến rác thải sinh hoạt và y tế tại các thành phố lớn ở Việt Nam tăng nhanh hơn cả các nước khác trên thế giới. Hiện nay, tại thành phố Hà Nội, khối lượng rác sinh hoạt tăng trung bình 15% một năm, tổng lượng rác thải ra ngoài môi trường lên tới 5.000 tấn/ngày. Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần tới 235 tỉ đồng để xử lý. Từ những thực trạng trên, việc phân loại rác tại nguồn đang là một vấn đề cấp thiết đối với Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Do đó, Trung tâm Khu vực miền Nam về Giáo dục và Phát triển Bền vững (RCE Southern Vietnam) quyết định tiến hành hoạt động “Phân loại rác tại nguồn vì sự phát triển bền vững xã hội” trong khu vực trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP.HCM và đang chuẩn bị bước vào giai đoạn triển khai đến toàn trường
Read more