You are here:   Hoạt động
  |  Đăng nhập
Thứ Ba, 09/04/2019

Vai trò của loài ong trong hệ sinh thái

Thực tế ong đóng vai trò rất quan trọng đối với thế giới tự nhiên và quá trình sản xuất nông nghiệp của con người. Trong số hàng ngàn loại ong, ong mật có lẽ là loài được biết đến nhiều nhất vì sự phát triển mạnh mẽ và phổ biến của chúng xung quanh đời sống con người.

Ong có thể sống đơn độc hoặc tập hợp thành nhiều kiểu cộng đồng khác nhau. Đặc trưng nhất của ong là sống thành các tập hợp có tổ chứa xã hội tốt thể hiện ở ong mật, ong nghệ, và ong không ngòi thuộc phân họ ong mật. Tính xã hội của nhiều nhóm khác nhau, được tin là đã chúng đã tiến hóa tách biệt nhiều lần trong nhóm ong. Trong thành phần của một tổ ong bao gồm ong chúa, ong đực và ong thợ. Mỗi loại ong có một nhiệm vụ riêng biệt, hoạt động như tổ chức xã hội bài bản, kỷ luật và liên kết các cá thể trong đàn chặt chẽ với nhau.

Một con ong thợ thường bay xa tổ khoảng 2 – 3 km để tìm mật và trên chặng đường này, chúng thường ghé qua 50 – 100 nụ hoa trước khi về tổ. 

Một con ong trong suốt cuộc đời tạo ra một lượng mật chưa bằng một thìa cà phê. Ong dùng chân để lấy phấn hoa sau đó đưa vào túi mật nằm trong miệng, sau khi bay về căn cứ, ong truyền phấn hoa từ miệng con này đến con khác, quá trình phấn hoa được truyền qua miệng của từng con ong như vậy giúp phấn được biến đổi thành mật nhờ các enzyme trong miệng của ong rồi nhả mật vào tổ.

Để tạo ra được khoảng nửa cân mật ong thì ong trong tổ phải bay khoảng 88000 km và tìm mật trên gần 2 triệu bông hoa. 

Một con ong thợ sống khoảng 4 tuần vào mùa xuân và mùa hè. Nếu thời tiết mát mẻ, tuổi thọ của chúng có thể kéo dài lên 6 tuần. Vào mùa đông, ong mật có thể sống được vài tháng vì trong thời tiết này không có nhiều hoa nên ong ít phải hoạt động cật lưc để đi kiếm mật.

Ong mật có thể bay khoảng 24km/h với tần số vỗ cánh khoảng 11000 lần/phút.

Ong mật khi đốt người thì sẽ lưu lại ngòi trên da người, như vậy ong sẽ chết vì ngòi ong gắn liền với ruột của ong. Nhưng khi tấn công các côn trùng khác, ngòi ong mật thường xuyên qua kẻ thù, và không lưu lại trên đó nên ong mật không bị mất ngòi và vẫn sống sót.

Ong đực chiếm số lượng ít nhất trong đàn, chỉ có 10 đến 15 cá thể, ong đực có kích thước to hơn ong thợ. Ong mật đực có chức năng thụ thai cho ong chúa sẽ bị mất bộ phận giao phối và bộ phận này sẽ di chuyển vào cơ thể ong chúa sau khi giao phối. Đây được coi là phương pháp đảm bảo sự thành công của quá trình thụ tinh và ngăn chặn các đợt giao phối khác. Tuy nhiên, khi giao phối với con ong đực tiếp theo, ong chúa sẽ bỏ cơ quan sinh sản của con ong trước đó và tiếp tục quá trình thụ tinh. Con ong đực sau đó sẽ mất chức năng giới tính hoặc nhanh chóng chết, thậm chí nếu có thể sống, những con ong bị thương sau khi giao phối cũng sẽ bị đẩy ra khỏi tổ.

……. Và câu chuyện về bà chúa ong

Ong chúa thật sự có một cuộc sống vương giả. Không giống như ong thợ phải bay đi xa kiếm mật, ong chúa rất hiếm khi rời tổ. Trong tổ ong thường chỉ có đúng một ong chúa và bà hoàng này có kích cỡ nhỉnh hơn so với các ong thợ.Vai trò của ong chúa là đẻ trứng. Một ngày, ong chúa có thể đẻ được hàng ngàn trứng. Quả là một khả năng đáng nể!

Tuổi thọ của ong chúa gấp 10 lần tuổi thọ của ong thợ. Không chỉ vậy, chúng còn duy trì khả năng sinh sản trong suốt cuộc đời.

Khi còn trẻ và có nhiều sức mạnh, ong chúa sẽ cảm nhận được con ong nào mới nở có thể trở thành ong chúa. Và tránh để bị chiếm ngôi, ong chúa sẽ theo dõi con ong non này và chích nó cho đến chết. Chỉ khi đã già yếu, khoảng hơn hai năm tuổi, ong chúa sẽ bị một con ong khác chiếm ngôi và kết thúc cuộc đời của nó.

Nếu lượng ong quá lớn, chúng có thể tách ra để tìm kiếm những vùng đất mới.

Dĩ nhiên, cũng có trường hợp khi dân số quá đông trong một tổ ong, con ong chúa mới sinh sẽ có quyền được sống nhưng nó phải bay đi xa tổ và lập một tổ mới, tự gây dựng nên một vương quốc mới của bà chúa ong.

Đó là sơ lược về thông tin của loài ong, còn dưới đây là thông tin về loài ong mật sống trong môi trường chăn nuôi

Ong chúa: Bình thường mỗi đàn ong chỉ có một con ong chúa. Ong chúa của giống ong nội đẻ trung bình 400 - 600 trứng/ngày đêm. Ong chúa có hình dạng lớn nhất trong đàn, có khả năng sinh sản để duy trì bầy đàn và điều tiết của hoạt động của đàn ong.

Ong đực: Có màu đen, nhiệm vụ duy nhất là giao phối với ong chúa. Ong đực có thể sống trong 50 - 60 ngày. Sau khi giao phối, ong đực bị chết. Khi thiếu ăn chúng sẽ bị ong thợ đuổi ra ngoài và bị chết đói.

Ong thợ: Có số lượng đông nhất trong đàn, có bộ phận sinh sản phát triển không đầy đủ. Ong thợ có cấu tạo cơ thể thích hợp với việc nuôi ấu trùng, thu mật và phấn hoa. Tuổi thọ của ong thợ chỉ kéo dài từ 5 - 8 tuần. Khi phải nuôi nhiều ấu trùng, lấy mật nhiều thì tuổi thọ giảm và ngược lại. Một số ong thợ làm nhiệm vụ trinh sát, bay đi tìm nguồn mật, phấn hoa và thông báo cho các ong thu hoạch biết đến hút mật chuyển cho ong tiếp nhận.

QUY TRÌNH LÀM TỔ

o   Định hình khung dây thép lên cầu nuôi ong:

o   Đặt lớp sáp nền nhân tạo: Sáp nền nhân tạo là một lớp sáp mỏng, có cấu trúc như một tổ ong, sau khi ong vào cầu bắt đầu xây dựng thành tổ cao lên dựa trên lớp sáp nền đặt sẵn, nhằm giảm thời gian xây dựng, ổng định tổ.

*Đặt sáp nền chỉ được thực hiện khi tách đàn từ chuồng lớn sang các chuồng nuôi khác

QUY TRÌNH LẤY MẬT:

o   Phun khói trước khi lấy cầu ra, mục đích để làm ong hiền tính, không tấn công khi lấy cầu:

o   Lấy hết lớp bột thức ăn:

o   Và lấy các cầu ra, rũ nhẹ tạm cho ong bay hết:

o   Phun nước vào tổ, mục đích để làm dịu ong, không cho ong bay ra ngoài

o   Ong sẽ làm tổ, sinh trưởng, phát triển và xây dựng hũ mật của mình trên các cầu nuôi

o   Và sau đó, tùy mùa hoa mà ong sẽ đi lấy được nhiều mật hay ít. Khi kiểm tra lượng mật đã đầy thì sẽ mở thùng lấy mật

o   Lấy cầu đưa sang giai đoạn lấy mật

o   Lấy dao inox cắt hết những nắp ấp (mài) bên ngoài, mục đích để tạo đường cho mật trào ra khi quay ly tâm

o   Đưa vào máy quay ly tâm để lấy mật, quay đều tay, khoảng 5-7 vòng cho mật trào hết ra khỏi cầu mật

o   Sau khi quay thì lọc lại mật qua 1 lớp vải sạch và cho vào các can lớn mang về. Đây là loại mật tươi, thô và hoàn toàn nguyên chất nên cực thơm và còn có gas mạnh do còn lưu lại 1 số phấn hoa khi quay.

o   Đưa cầu mật về tổ

o   Bổ sung bột thức ăn

QUY TRÌNH ĐÓNG CHAI:

o   Mật ong sau khi được đưa về từ chỗ lấy mật sẽ được đưa qua hệ thống

lọc thô (lọc đơn giản qua lưới), lọc các tạp chất.

o   Sau đó chuyển mật sang hệ thống lọc tinh

o   Chuyển vào bồn chứa, chuẩn bị cho giai đoạn hạ thuỷ phần

o   Mật ong khi mới thu về sẽ có hàm lượng nước cao hoặc thấp tuỳ theo mùa thu hoạch, trung bình là 27%, hạ thuỷ phần để tách bớt lượng nước trong mật, cô đặc mật, hệ thống hạ thuỷ phần nhằm mục đích giảm độ ẩm của mật ong, giúp bảo quản mật ong lâu và tốt hơn ( tiêu chuẩn mật ong Việt Nam: 20%-23% độ ẩm, tiêu chuẩn châu Âu: 17%-19% độ ẩm).

*Nếu không hạ thuỷ phần, hàm lượng nước cao sẽ khiến mật bị caramen hoá

(Hệ thống phá kết tinh: trong mật ong chứa 1 lượng lớn đường, lâu ngày đường sẽ kết tinh ở đáy, dùng hệ thống này để phá bỏ lượng đường kế tinh)

o   Chuyển sang hệ thống đóng chai và ra thành phẩm:

VAI TRÒ CỦA LOÀI ONG TRONG HỆ SINH THÁI:

Ong đóng một vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên và kể cả cuộc sống của chúng ta. Một phần ba lượng thức ăn có nguồn gốc thực vật mà con người tiêu thụ hàng ngày cần ong thụ phấn để có thể sinh trưởng và phát triển. Ong giúp cho quá trình thụ phấn của 90% các vụ mùa lớn của thế giới.

Tuy nhiên, những năm gần đây, loài ong dường như đang suy giảm mạnh do chứng rối loại tan vỡ bầy đàn (colony collapse disorder), một hiện tượng bí ẩn một phần được cho là do thuốc trừ sâu. Thử tưởng tượng rằng nếu loài ong biến mất khỏi thế giới này, con người cũng sẽ tuyệt chủng.

Trong những năm qua, ong đã chết đồng loạt ở nhiều nơi trên thế giới. Trồng hoa chính là cách đơn giản và thiết thực nhất để có thể cứu chúng. Ngoài ra, bảo vệ môi trường sống của loài ong, giảm thiểu các hành động gây ra ảnh hưởng xấu đến tự nhiên cũng góp phần giúp cải thiện số lượng và chủng loại ong bị mất đi.

Một vài loài ong hiện đang thụ phấn cho cây trồng có thể sẽ không cùng loài với những gì chúng ta cần trong tương lai. Do đó, việc bảo vệ nhiều loài ong và côn trùng khác là việc rất quan trọng khi khí hậu, môi trường và cây giống đang ngày một thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng tiêu cực. Chúng ta cần một nhóm loài lớn và đa dạng trên băng ghế dự bị, sẵn sàng tham gia ngay khi chúng ta cần để đảm bảo sản xuất lương thực ổn định.

*Một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp mọi người phân biệt mật ong thật và mật ong giả một cách dễ dàng.

1. Dùng một cốc nước

Lấy một ít mật ong cho vào cốc nước khuấy nhẹ. Mật ong thật sẽ rất khó tan, dính chặt vào muỗng. Mật ong giả làm từ nước đường sẽ tan nhanh chóng.

2. Dùng sợi bấc trong cây nến

Lấy sợi bấc của nến nhúng vào mật ong rồi đốt. Mật ong thật sẽ làm nến không cháy được. Nếu không có nến bạn có thể dùng vải sợi cotton để thử

3. Dùng khăn giấy khô

Nhỏ mật ong vào khăn giấy. Mật ong thật sẽ không thấm qua giấy còn mật ong giả sẽ thấm vào giấy nhanh chóng.

4. Dùng que tre

Dùng một que tre sạch khuấy đều lên, nếu trong mật ong có trộn lẫn các chất khác thì bạn sẽ thấy màu đục hiện lên, còn mật ong chính hiệu thì không có hiện tượng ấy.

5. Dùng sợi thép

Sợi thép hơ nóng đỏ lên chọc vào mật ong, nếu thấy sủi bọt phả hơi lên thì đó là mật ong giả, người ta đã trộn lẫn khá nhiều nước.

6. Dùng tủ lạnh

Cho chai mật vào ngăn đá trong tủ lạnh. Sau 24h, nếu mật đông đặc cả chai chứng tỏ mật toàn là nước đường.

Nếu đông nửa chai thì đó là mật pha nước đường hoặc là mật ong nuôi cho ăn đường. Mật không đông mới là mật nguyên chất, hoàn toàn từ thiên nhiên hoặc mật ong nuôi nhưng không cho ăn đường.

 

7. Dùng hành tươi

Lấy một cọng hành tươi nhúng vào mật ong. Nếu cọng hành héo đó là mật ong thật.

8. Dùng lòng đỏ trứng

Bạn lấy lòng đỏ trứng gà ra bát (chỉ sử dụng lòng đỏ thôi). Từ từ đổ mật ong lên bề mặt lòng đỏ trứng gà sao cho mật ong vừa đủ phủ kín hết bề mặt lòng đỏ trứng.Nếu là mật ong thật thì lòng đỏ trứng sẽ thay đổi dần màu sắc và bị mật ong làm chín từ từ.

Để khoảng 6 tới 8 tiếng, lòng đỏ trứng gà sẽ được mật ong làm "chín" (bị cô đặc cứng lại, không còn màu đỏ tươi của lòng đỏ trứng sống nữa).

*Những Sản phẩm từ ong

Mật

Mật ong là hợp chất được thực hiện khi ong nuốt mật hoa, xử lý chúng và lưu trữ chất vào tầng tổ ong. Mật ong đôi khi cũng được tập hợp nhờ con người từ tổ ong khác nhau. Thông thường mật ong tự nhiên thường được ong lấy từ nhiều nguồn hoa khác nhau, đối với mật ong nuôi, loại mật được sản xuất từ ong hút một loại hoa sẽ có giá thành cao hơn loại mật được sản xuất từ ong hút nhiều loại hoa

Mật hoa

Mật hoa, một chất lỏng chứa lượng sucrose cao, được sản xuất trong các tuyến thực vật được gọi là tuyến mật. Đây là nguồn năng lượng quan trọng cho ong mật và đóng một vai trò quan trọng trong việc hút mật và sự khác biệt tiến hóa giữa các phân loài khác nhau.

Sáp ong

Ong thợ đạt độ tuổi nhất định sẽ hút sáp ong từ một loạt các tuyến trên bụng chúng. Chúng sử dụng sáp để tạo thành các bức tường và chóp tầng tổ ong. Giống như mật ong, sáp ong được con người thu thập vì nhiều mục đích khác nhau.

Phấn hoa

Ong thu phấn hoa trong giỏ phấn và mang nó trở lại tổ. Trong tổ, phấn hoa được sử dụng làm nguồn cung cấp protein cần thiết trong nuôi ong non. Trong một số môi trường nhất định, hạt phấn dư thừa có thể được lấy từ tổ ong. Nó thường được ăn như một chất bổ sung sức khoẻ. Tuy nhiên, phấn hoa được ong thu thập và thu hoạch để thụ phấn phải được sử dụng trong vòng vài giờ vì nó mất hiệu lực nhanh chóng, có thể là do ảnh hưởng của enzym hoặc hóa chất khác từ ong

Bánh ong

Ong thợ kết hợp phấn hoa, mật ong và chất tiết đại tuyến và lên men hóa trong tầng tổ để làm bánh ong. Quá trình lên men tiết ra thêm chất dinh dưỡng từ phấn hoa và có thể sản sinh kháng sinh và axit béo để hạn chế hư hỏng. Bánh ong được ong y tá (ong thợ trẻ tuổi) ăn, những con ong này sau đó sản xuất sữa ong chúa giàu chất đạm cần thiết cho ong chúa và phát triển ấu trùng trong các tuyến dưới họng.

Keo ong

Keo ong, được ong tạo ra từ nhựa, cao thơm và mủ cây. Một số loài sử dụng keo ong để hàn trám vết nứt trong tổ. Ong ruồi đỏ sử dụng keo ong để bảo vệ chống kiến bằng cách phủ các nhánh, từ đó tổ chúng lơ lửng, tạo ra một hào kết dính. Keo ong được con người sử dụng như một chất bổ trợ sức khỏe theo nhiều cách khác nhau và cũng được sử dụng trong một số mỹ phẩm.

Ong đóng một vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên và kể cả cuộc sống của chúng ta. Một phần ba lượng thức ăn có nguồn gốc thực vật mà con người tiêu thụ hàng ngày cần ong thụ phấn để có thể sinh trưởng và phát triển. Ong giúp cho quá trình thụ phấn của 90% các vụ mùa lớn của thế giới.

Tuy nhiên, những năm gần đây, loài ong dường như đang suy giảm mạnh do chứng rối loại tan vỡ bầy đàn (colony collapse disorder), một hiện tượng bí ẩn một phần được cho là do thuốc trừ sâu. Thử tưởng tượng rằng nếu loài ong biến mất khỏi thế giới này, con người cũng sẽ tuyệt chủng.

Trong những năm qua, ong đã chết đồng loạt ở nhiều nơi trên thế giới. Trồng hoa chính là cách đơn giản và thiết thực nhất để có thể cứu chúng. Ngoài ra, bảo vệ môi trường sống của loài ong, giảm thiểu các hành động gây ra ảnh hưởng xấu đến tự nhiên cũng góp phần giúp cải thiện số lượng và chủng loại ong bị mất đi.

 

Hãy cùng chung tay bảo vệ ong, loài động vật đáng yêu có ích cho cây và hoa!


[Trờ về]

Tin khác
Tài liệu tập huấn kĩ thuật canh tác hữu cơ (20/03)
Chiến dịch Sinh viên IU giải cứu thế giới (03/01)
Tập Huấn Kỹ Thuật canh tác Nông Nghiệp hữu cơ bền vững (29/11)
Thông báo tổ chức cuộc thi IU Green Product 2018 (18/09)
Tổng kết cuộc thi IU Green Product 2017 (06/02)
Tọa đàm: Kỹ năng ứng phó Cháy nổ và Thiên tai (29/01)
Chương trình chiếu phim về Môi trường - Movie Day on environmental perspective (12/01)
Hội thảo: An Intervention Study Using ‘Sustainability Module’ on Teachers’ ESD Knowledge, Attitude and Practices in Malaysia, Vietnam and Cambodia (04/01)
Buổi nói chuyện chuyên đề ”Phát triển Bền vững vùng Biển và Hải đảo Việt Nam” (04/01)
Tọa đàm bảo vệ động vật hoang dã (04/01)